Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Phúc An |
Số 22, ngách 64/37 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Việc kiểm soát công trình xây dựng và quản lý chặt chẽ trong tất cả các khâu đang được nhiều cơ quan áp dụng triệt để. Nhằm ngăn chặn những tình trạng sai phạm trong các dự án, đảm bảo đầu tư kinh doanh mang lại hiệu quả tốt nhất. Vậy nên kiểm soát những khâu nào trong các dự án xây dựng? Hãy cùng Kẹp sàn Grating Phúc An tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Siết chặt kiểm soát công trình xây dựng trong tất cả các khâu
Khi nâng cao tinh thần kiểm soát những công trình xây dựng trong tất cả các khâu. Không chỉ mang lại chất lượng công trình tốt nhất mà còn có những lợi ích sau:
Các công trình xây dựng cần được kiểm soát triệt để, ngăn ngừa sai phạm
Thông thường, các công trình xây dựng trước đây chỉ được kiểm soát qua “tờ giấy phép” mà bỏ qua các khâu khác. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ phát triển và ngày càng xuất hiện nhiều công trình kém chất lượng. Do đó, khi cấp phép cho các công trình, cơ quan kiểm soát cần chú trọng từng khâu dưới đây:
Ngay từ khi chủ đầu tư gửi đơn xin cấp phép chuẩn bị dự án thì cơ quan kiểm soát phải siết chặt từng quy định. Điều này giúp ngăn chặn tận gốc rễ, sớm phát hiện các công trình không đạt chất lượng. Để ngưng cấp phép đối với công trình sai phạm và chỉ chú trọng những dự án đạt tiêu chuẩn theo luật xây dựng.
Các công trình ở giai đoạn mới chuẩn bị cũng cần được kiểm soát tận gốc
Với sự kiểm soát chặt chẽ sẽ kích thích chủ đầu tư sử dụng các vật liệu chất lượng, ứng dụng công nghệ thi công, bảo hộ an toàn và bảo vệ môi trường.
Đây là giai đoạn các dự án xây dựng bước vào thiết kế, thi công nên cần được kiểm tra bản vẽ, quy hoạch và giấy cấp phép,… Các cơ quan cần kiểm soát, lắp đặt camera hoặc flycam ở các công trình trước thời điểm thi công. Đồng thời giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thi công và xử lý các sai phạm ngay từ khi phát hiện ra.
Cấp phép cho các công trình đạt tiêu chuẩn chất lượng, bảo hộ an toàn
Không chỉ kiểm soát trong các khâu trên, khi công trình xây dựng hoàn thành cũng cần được kiểm tra một lần nữa. Các công trình sau hoàn thành cần được kiểm tra các mức độ: Đảm bảo an toàn, diện tích công trình có đúng với bản thiết kế, chất lượng công trình,…
Như vậy, cần siết chặt quá trình kiểm soát công trình xây dựng trong tất cả các khâu không chỉ chăm chú vào “tờ giấy phép”. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các cơ quan giám sát xây dựng mà còn giúp chủ đầu tư tránh các thất thoát triệt để.