Hồ sơ dự thầu là loại hồ sơ chuyên biệt, có tính pháp lý cao. Được lập ra với mục đích dùng để tham gia đấu thầu các dự án, thường thấy là các dự án trong ngành xây dựng. Nhà thầu sẽ tiến hành lập hồ sơ thầu sau đó chuyển lại cho bên mời thầu. Tài liệu này có vai trò quan trọng nên quy trình lập hồ sơ thầu cần phải rất được chú ý.
Bước 1: Đọc kỹ hồ sơ mời thầu và bản vẽ thi công công trình
Trước khi bắt tay vào hoàn thiện hồ sơ thầu thì bạn cần phải đọc kỹ hồ sơ mời thầu. Nắm được tất cả các điều kiện tiên quyết có ghi trong đó. Nên nhớ, chỉ cần thiếu 1 trong những điều kiện đó thì hồ sơ của bạn sẽ bị loại ngay lập tức.
Chú ý đọc kỹ bản vẽ thi công trước khi lập hồ sơ thầu
Một số nội dung quan trọng trong hồ sơ mời thầu mà bạn cần chú ý đó là:
- Các yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực, điều kiện về nhân công đáp ứng việc xây dựng
- Nguồn vốn yêu cầu
- Yêu cầu máy móc, thiết bị sản xuất
- Biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu
Bên cạnh đó, đừng quên nghiên cứu bản vẽ thi công công trình của bên mời thầu. Từ bản vẽ này bạn sẽ xác định được việc mình có đủ các điều kiện để đáp ứng yêu cầu hay không.
Bước 2: Lập hồ sơ dự thầu
Tất cả các biểu mẫu cần thiết đều sẽ kèm theo trong hồ sơ mời thầu. Đơn vị tham gia đấu thầu cần phải điền đầy đủ tất cả các biểu mẫu dự thầu. Những biểu mẫu này nộp bản gốc hoặc bản photo công chứng.
Lập hồ sơ dự thầu
Các biểu mẫu cơ bản như:
- Đơn xin dự thầu: gồm đơn dự thầu tài chính và dự thầu kỹ thuật
- Biểu mẫu bảo lãnh dự thầu: có giá trị về bảo lãnh, thời gian. Mẫu này có thể điền theo mẫu từ ngân hàng hay mẫu do bên mời thầu đưa ra.
- Hồ sơ năng lực, kinh nghiệm của công ty, đơn vị tham gia đấu thầu như báo cáo tài chính hàng năm, các công trình đã thực hiện…
- Các bản cam kết thực hiện như cam kết nhân công, vật tư, vốn… từ phía nhà thầu. Phải đưa ra được bằng chứng chứng minh năng lực.
- Hóa đơn, đăng ký, đăng kiểm hoặc hợp đồng thuê các thiết bị máy móc
Bước 3: Lên giá dự thầu
Lên giá dự thầu là bước quan trọng nhất trong các bước lập hồ sơ dự thầu. Không những giúp đơn vị thầu ghi ấn tượng với phía nhà thầu. Mà đó còn chính là thước đo về năng lực tài chính để cạnh tranh với các bên khác.
Tiếp nhận hồ sơ dự thầu
Các danh mục cần làm để lên giá dự thầu như sau:
- Áp dụng tính toán trên phần mềm để có được giá dự thầu tạm tính
- Từ những điều kiện đáp ứng được, xác định mức sử dụng cho gói thầu đó
- Kiểm tra bản vẽ thi công, khối lượng hồ sơ thiết kế
- Tính toán chi tiết về số lượng nhân công, thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng…
Bước 4: Lên phương án thi công
Để lên được phương án thi công, bạn cần căn cứ theo bản vẽ thi công để xây dựng biện pháp thi công phù hợp. Lên biện pháp thi công cần phải căn cứ theo mặt bằng thi công, mặt bằng cấp điện, cấp thoát nước, thi công vật liệu… Đi kèm với các biện pháp bảo hộ lao động, vệ sinh, cam kết chất lượng công trình… Có được những dữ kiện này bạn sẽ xác định được thời gian thi công theo từng tiến độ của công trình.
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ thầu
Hoàn thiện hồ sơ dự thầu
Sau khi hoàn thiện 4 bước trên, bạn in ấn hồ sơ làm nhiều bản theo yêu cầu của bên mời thầu. Nộp bản gốc hoặc bản công chứng, sắp xếp lần lượt theo từng file thành 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Với những thông tin quan trọng, có lợi thì bạn nên đánh dấu để thu hút sự chú của bên mời thầu.
Trên đây là chi tiết các bước lập hồ sơ thầu, mong rằng phần nào đó đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm lập hồ sơ dự thầu. Grating Phúc An hân hạnh được đồng hành trong sự thành công của các công trình xây dựng. Cam kết mức giá vật liệu rẻ nhất đi cùng chất lượng tốt nhất.
>>> Chi phí lập hồ sơ mời thầu – Những điều cần chú ý tránh mất tiền oan