Đăng bởi Cao Kỳ Duyên

Những quy định về cầu thang thoát hiểm bạn cần biết

Trong bất kỳ công trình xây dựng nào cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết kế và tuân thủ những quy định về cầu thang thoát hiểm. Bởi đây là vị trí không chỉ đảm bảo an toàn và còn giúp mọi người tìm đường tránh khi có nguy hiểm gần kề. Sau đây, Tấm sàn Grating Phúc An xin chia sẻ các thông tin về quy định khi thiết kế và sử dụng cầu thang thoát hiểm. Chắc chắn ai cũng cần tìm hiểu và có kinh nghiệm để áp dụng khi cần.

Tuân thủ các quy định về cầu thang thoát hiểm

Tuân thủ các quy định về cầu thang thoát hiểm

Các loại cầu thang thoát hiểm

Cầu thang thoát hiểm cũng có nhiều loại với thiết kế tương ứng với mỗi công trình xây dựng. Dưới đây là các loại cầu thang thoát hiểm phổ biến nhất: 

Thang thoát hiểm N1

Đây là cầu thang bộ không nhiễm khói được lắp đặt chủ yếu ở các ban công và thiết kế theo dạng Logia. 

Cầu thang này thiết kế lối vào từ bên ngoài và mỗi tầng cần phải đi qua vị trí thông thoáng nằm ở ngoài. Điểm đặc biệt của dạng cầu thang này là toàn bộ lối đi không nhiễm khói khi có cháy. 

Cầu thang thoát hiểm N1

Cầu thang thoát hiểm N1

Thang thoát hiểm N2

Vị trí bên trong buồng thang N2 có áp suất không khí lớn hơn bên ngoài nên khi có hỏa hoạn sẽ phát huy tối đa công dụng này. 

Thang thoát hiểm N3

Loại thang này kết hợp cả hai đặc điểm và yếu tố của thang N1 và N2. Cụ thể là mỗi tầng có lối vào buồng thang từ bên ngoài và áp suất không khí bên trong lớn hơn. 

Quy định về cầu thang thoát hiểm cho mọi công trình 

Các loại cầu thang khi thiết kế và xây dựng cần tuân thủ các quy định về an toàn thoát hiểm. Cụ thể: 

Tiêu chuẩn về lối thoát hiểm

Đối với nhà cao tầng có diện tích lớn hơn 300m2, các cầu thang thoát hiểm cần có hành lang chung hoặc lối đi phải thiết kế hai lối thoát. 

Cầu thang thoát hiểm khi nối với ban công cần có không gian đủ rộng cho số lượng người trong mỗi tầng.

Quy định an toàn cầu thang thoát hiểm

Quy định an toàn cầu thang thoát hiểm

Yêu cầu khi xây dựng cầu thang và hành lang an toàn

Cầu thang cần có kết cấu chịu lửa giới hạn không nhỏ hơn 60 phút. Bậc cầu thang grating hay các loại cầu thang xi măng cần có khả năng chịu lực lớn. 

Cửa cầu thang thoát hiểm nên làm từ vật liệu không bắt lửa, chống cháy. Đặc biệt, thiết kế cửa có khả năng tự động đóng và bên cạnh cửa cần có giới hạn chịu lửa hơn 45 phút. 

Buồng trong các thang cần có máy thông gió điều áp để khi xảy ra hỏa hoạn, khói sẽ bốc lên và không tụ lại. 

Quy định khoảng cách an toàn

Các khoảng cách an toàn trong cầu thang thoát hiểm cần đáp ứng các quy định sau: 

  • Khoảng cách giữa hai lối ra ngoài hoặc hai thang là 50m.
  • Khoảng cách giữa phòng chỉ có một thang thoát hiểm là 25m.
  • Khoảng cách giữa hai lối ra vào hoặc hai thang là 40m.

Khoảng cách an toàn trong cầu thang thoát hiểm

Khoảng cách an toàn trong cầu thang thoát hiểm

Quy định về lối đi và chiều cao cửa

  • Chiều cao ở mỗi tháng thoát hiểm không nên xây thấp hơn 2m. 
  • Trong các tầng hầm và chân tường thì chiều cao không thấp hơn 1.9m.
  • Đối với tầng áp mái, cầu thang thoát hiểm không nên thấp hơn 1.5m.

Quy định về số lượng bậc thang

  • Số lượng bậc thang thoát hiểm không lớn hơn 18 bậc. 
  • Không nên thiết kế cầu thang dạng ốc xoắn hoặc bậc thang rẻ quạt. 
  • Mỗi cầu thang thoát hiểm cần có góc nghiêng tiêu chuẩn 1:1.75.

Trên đây là những tiêu chuẩn quy định về cầu thang thoát hiểm áp dụng cho mọi công trình mà bất cứ ai cũng cần học hỏi. Để có kinh nghiệm thoát hiểm an toàn trong các trường hợp khẩn cấp.

>>>  Mách bạn các mẹo nhỏ để mua được bậc thang Grating chất lượng