Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Phúc An |
Số 22, ngách 64/37 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Trong nhiều năm qua thị trường gạch ốp lát Việt Nam đã phải cạnh tranh khá gay gắt. Không chỉ thị trường trong nước mà ngay cả thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát đang phải đối mặt với hai thử thách lớn đó là các sản phẩm nhập lậu, lách luật từ Trung Quốc và các sản phẩm được sản xuất đều chưa tạo ra được sự khác biệt.
Hãy cùng tấm sàn Grating Phúc An tìm hiểu xem những thách thức, khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát Việt Nam gặp phải như thế nào nhé.
Thị trường gạch ốp lát Việt Nam đang chịu áp lực khá lớn từ phía Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay được xem là nước có nguồn kinh tế lớn đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Sau khi trải qua nhiều thập kỷ bùng nổ và phát triển về chuyển giao công nghệ mà Trung Quốc đang ngày càng trở nên lớn mạnh hơn.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực bất động sản thì Trung Quốc đang có tốc độ khá chậm. Khi việc xây nhà và nhu cầu về vật liệu xây dựng giảm dần. Theo số liệu của Hiệp hội Gốm sứ và Xây dựng Trung Quốc cho biết thêm: Trung Quốc hiện nay có khoảng 1.452 doanh nghiệp sản xuất gạch, với 3.621 dây chuyền sản xuất, đạt ước tính đến khoảng 45 triệu m2/ngày.
Từ những số liệu nêu trên cho thấy một điều, nguồn cung gạch ốp lát của Trung Quốc khá lớn tuy nhiên cầu thì rất ít. Từ đó, Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng thị trường và mục tiêu hướng đến ở đây chính là Việt Nam. Tính trong năm 2016, Việt Nam nhập khẩu gạch từ Trung Quốc chiếm khoảng 70%.
Điều đó cho thấy một điều rằng, thị trường sản xuất gạch ốp lát trong nước đang gặp khá nhiều bất lợi. Việc nhập khẩu không chỉ dừng lại ở đó. Có những tổ chức còn nhập lậu hay lách luật khiến các sản phẩm được bán còn rẻ hơn rất nhiều so với thị trường.
Để đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, thì mức thuế hiện hành áp dụng cho các loại gạch nhập khẩu Trung Quốc vào khoảng từ 15% – 40%. Gạch chưa tráng men thì thuế suất vào khoảng 15% còn gạch đã tráng men có thể lên đến 40%. Nhưng việc kiểm soát vấn đề này còn khá hạn chế, các loại gạch chỉ phải chịu thuế thấp và bán ra với mức giá khá cạnh tranh, rẻ hơn nhiều so với thị trường trong nước.
Do những yếu tố nên trên mà thị trường gạch ốp lát trong nước ngày càng gặp khá nhiều khó khăn, thách thức.
Không chỉ gặp thử thách với thị trường gạch ốp lát trong nước mà các chủ doanh nghiệp còn cạnh tranh với nhau khá gay gắt.
Những thương hiệu sản xuất gạch ốp lát nổi bật tại Việt Nam được kể đến như sau: Prime, Viglacera, Đồng Tâm,… Một trong số đó như gạch ốp lát Viglacera đạt khoảng 13,5 triệu m2 về thị phần gạch ceramic và 9 triệu m2 đối với thị phần gạch granite. Tuy đã lâu năm trong nghề sản xuất gạch nhưng Viglacera vẫn phải đối mặt với mức cạnh tranh khốc liệt trong 6 tháng đầu năm 2018.
Từ đó, ta có thể thấy rằng, thị trường gạch ốp lát Việt Nam đã và đang gặp khá nhiều khó khăn, thử thách. Không chỉ đối mặt ngay với các doanh nghiệp nước ngoài mà còn là những doanh nghiệp trong nước. Sản xuất càng nhiều, nhập khẩu càng nhiều thì lượng cung vượt quá cầu sẽ càng cao. Mặc dù chúng ta còn chưa biết rõ thị trường xây dựng trong thời gian tới như thế nào.