Mấy ngày gần đây, rộ lên thông tin hàng loạt chủ đầu tư đem dự án đi thế chấp ngân hàng. Những điều này khiến người dân hoang mang, lo lắng khi mua các căn hộ trong những dự án này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết việc doanh nghiệp đem dự án đi thế chấp như thế này chính là để phát triển và hoàn thành các công trình nhà ở đang dang dở.
Chủ đầu tư đem dự án đi thế chấp như thế này cũng là một chuyện rất bình thường. Vì sao lại như thế? Người dân có nên lo lắng hay không? Hãy cùng tấm sàn Grating phúc An tìm hiểu về những vấn đề này sau đây.
Vì sao đem dự án thế chấp của chủ đầu tư lại được xem là bình thường?
Gần đây, việc Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp thông tin 92 chủ đầu tư đem dự án đi thế chấp ngân hàng khiến cả giới đầu tư cho đến người mua nhà trở nên lo ngại. Nhưng đây là do mọi người chưa hiểu tường tận về vấn đề. Nếu đã biết, đã hiểu hết thì việc thế chấp dự án này là chẳng có gì to tát.
Theo các điều luật được đưa ra dưới đây thì bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này:
Theo Điều 147 về thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 thì: “Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.”
Bên cạnh đó, theo điều 56 số 66/2014/QH13 – Luật kinh doanh bất động sản về vấn đề bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thì: “Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.”
Như vậy, những dự án đem đi thế chấp đều đã được ngân hàng thẩm định. Vì vậy, đây là những dự án tiềm năng chứ không phải dự án xấu. Điều đó cho thấy với 92 dự án mà chủ đầu tư đem đi thế chấp không phải là những dự án đem lại rủi ro cho người mua như mọi người vẫn nghĩ.
Cần lưu ý gì khi mua nhà để tránh rủi ro dự án bị đem đi thế chấp?
Độ uy tín và tài chính của chủ đầu tư là yếu tố đầu tiên mà người mua cần xem xét có nên mua nhà ở hình thành trong tương lai hay không?
Cùng với đó, trước khi muốn ký một hợp đồng mua bán dự án đã thế chấp ngân hàng thì người mua nhà cần phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các văn bản, giấy tờ giải chấp căn hộ chuẩn bị mua.
Trước đây, vì từng xuất hiện những tranh chấp mua nhà giữa chủ và khách hàng nên khi đưa ra danh sách này sẽ khiến không ít người hoang mang.
Trên đây là những thông tin để bạn có cái nhìn tốt hơn về những dự án được đem đi thế chấp, tránh việc hoang mang, lo lắng về các căn hộ đã mua trong các dự án này.
>>> Lừa đảo Khách hàng – Chủ đầu tư bị truy nã – Khách hàng có đòi được nhà