Tấm sàn grating mạ kẽm Phúc An hàn chập ISO 9001:2008

Vi phạm về bảo hộ lao động các công ty sẽ bị xử phạt như thế nào?

Lao động rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Lao động tạo ra hiệu quả năng suất cao, chất lượng sẽ giúp không chỉ công ty đó thu được nhiều lợi nhuận mà nó còn giúp cho xã hội phát triển hơn. Việc đảm bảo an toàn lao động là việc làm cần thiết mà mỗi công ty đều phải thực hiện. Vậy nếu vi phạm về an toàn bảo hộ lao động thì các công ty sẽ bị xử lý như thế nào?

Trong mọi ngành nghề nói chung, đặc biệt là ngành xây dựng. Việc đảm bảo an toàn cho người lao động là việc làm rất cần thiết. Nếu sử dụng đồ bảo hộ lao động kém chất lượng sẽ khiến cho sự an toàn của người lao động không được đảm bảo sẽ bị xử phạt như nào. Bài viết dưới đây Tấm sàn grating Phúc An xin tổng hợp một số mức phạt để mọi người tham khảo.

Xử phạt về vi phạm trong bảo hộ lao động

Theo điều 18: Vi phạm những quy định về trang thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động theo luật xử phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật lao động Nghị định số 47/2010/NĐ-CP, thì đối với những hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

Đối với việc đảm bảo an toàn cho người lao động là rất cần thiết. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tuân thủ về bảo hộ lao động (cả đồ đạc lẫn trang trang thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động).

Xử phạt về không đảm bảo sức khỏe cho người lao động

Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp xây dựng không đảm bảo tốt sức khỏe cho người lao động sẽ bị xử phạt theo điều 19 Nghị định số 47/2010/NĐ-CP dưới đây:

  1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi: không thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động hoặc khám sức khỏe định kỳ không đủ số lượng lao động; không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, theo một trong các mức như sau:

Từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động;

– Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với người sử dụng lao động vi phạm một trong những hành vi sau đây:

– Không tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, những khả năng tai nạn lao động cần đề phòng;

–  Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, chăm lo sức khỏe cho người lao động;

– Không thực hiện các quy định về các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân cho người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại;

– Không đo, kiểm tra môi trường tại nơi làm việc có yếu tố độc hại theo quy định;

– Không phân loại lao động theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định.

Không chỉ cần đảm bảo về bảo hộ lao động mà các công ty cần phải đảm bảo về sức khỏe cho người lao động. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các chủ đầu tư, chủ thầu cần phải đảm bảo được những điều trên đây để vừa đảm bảo an toàn cho người lao động, vừa không bị nộp phạt những khoản không đáng.

Bài viết dựa trên Nghị định số 47/2010/NĐ-CP – Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

>>>Xem ngay những trang bị bảo hộ cho một số ngành nghề chính để tránh bị xử phạt

Ngoài ra, nếu đơn vị của bạn đang có nhu cầu muốn mua các sản phẩm về Tấm Grating – Hãy liên hệ ngay với Phúc An Grating để được giá tốt nhất tại xưởng.