Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Phúc An |
Số 22, ngách 64/37 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Theo nguồn tin đưa ra từ ủy ban chống bán phá giá tại Indonesia (KADI) cho biết: Indonesia đã quyết định không thực hiện các biện pháp chống bán phá giá đối với nguồn nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc về sản phẩm thép mạ kẽm – nhôm vì lợi ích của quốc gia.
Hãy cùng Tấm sàn Grating Phúc An tìm hiểu lý do cũng như các mức thuế khi nhập khẩu vào Indonesia dưới đây.
Theo đó, ngày 23/12/2016 thì KADI dựa trên kiến nghị của PT NS BlueScope Indonesia (một công ty con của nhà sản xuất thép Úc) đã bắt đầu khởi xướng điều tra về vấn đề chống bán phá giá. Vì lý do các hoạt động nhập khẩu, buôn bán bất hợp pháp đã gây tổn hại đến hoạt động sản xuất buôn bán sắt thép trong nước.
Trong báo cáo đưa ra của Kadi, thời gian từ 7/2015 đến tháng 6/2016, Indonesia đã nhập khẩu về nước 224.120 tấn thép mạ màu. Trong số đó có đến 196.191 tấn bắt nguồn từ Việt Nam và Trung Quốc. Chiếm hẳn 87,5% tổng nguồn nhập khẩu của Indonesia.
Với thông tin chính thức đưa ra từ Indonesia đã bắt đầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các sản phẩm tôn màu nhập khẩu từ Việt Nam từ 12,01% đến 28,49% trong 5 năm.
Đặc biệt đối với 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam về thép mạ kẽm, mạ màu như Hoa Sen (HSG) và Nam Kim (NKG) sẽ chịu các mức thuế lần lượt đó là 12,01% và 19,16%.
Trước đó, từ tháng 3/2013 Indonesia cũng đã từng áp dụng mức thuế chống phá giá ở mức từ 13,5% – 36,6% cho mặt hàng thép cuộn cán nguội của các nước như: Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,…
Không chỉ Indonesia áp dụng biện pháp chống phá giá mà Mỹ cũng áp dụng thuế nhập khẩu lên đến 25% đối với tất cả các sản phẩm về thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu.
Tuy nhiên, cho dù có áp dụng các chính sách thuế vào nhập khẩu thép mạ màu thì thị trường Việt Nam cũng ít bị ảnh hưởng. Vì Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng về thép mạ kẽm (46%) hay tôn mạ lạnh (38%) còn thép mạ màu chiếm tỷ lệ rất ít chỉ 17,1%. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không phải là nước sản xuất tôn mạ màu chủ lực.
Mặc dù đã áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Nhưng sau một thời gian Bộ trưởng Thương mại Indonesia buộc phải không áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm làm từ thép mạ kẽm – nhôm được nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc để đổi lại được lợi ích của quốc gia.
>>> Dự báo thị trường thép Việt Nam, giá thép xuất khẩu tháng 9