Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Phúc An |
Số 22, ngách 64/37 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Doanh nghiệp bất động sản phải làm gì trong mùa gì covid -19? Đây có lẽ là chủ đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là những người có liên quan tới bất động sản. Nội dung bài viết mà chúng tôi chia sẻ sau đây cũng đề cập rất nhiều tới vấn đề này các bạn nhé.
Doanh nghiệp bất động sản làm gì thời covid – 19
Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng: Thị trường bất động sản 2020 đang phải đối diện với 2 kịch bản. Đó là: Thiếu hụt hoặc dư thừa bất động sản. Vậy chúng ta cùng nhau đi phân tích 2 kịch bản này các bạn nhé.
Với thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid – 19 đang hoành hành và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế chung trong nước cũng như toàn thế giới. Thị trường bất động sản cũng không ngoại lệ. Kinh tế trì trệ, dịch vụ bán lẻ, vui chơi giải trí, du lịch… ế ẩm. Đây là bài toán khiến cho doanh nghiệp bất động sản dè dặt trong vấn đề đầu tư.
Thiếu hụt nguồn cung bất động sản
Tuy nhiên, đây chưa hẳn là tất cả. Bởi thời điểm này, đối với những doanh nghiệp, cá nhân dư thừa vốn họ sẽ mạnh dạn hơn trong vấn đề mua bất động sản. Đặc biệt là bất động sản vùng ven biển. Đi trước đón đầu để chờ thời cơ cũng là chiến lược kinh doanh hoàn hảo trong thời điểm này. Chính vì vậy sự thiếu hụt nguồn cung cũng là điều dễ hiểu.
Đối với những doanh nghiệp đã được giải tỏa về khâu pháp lý, thì đương nhiên nguồn cung sẽ tăng. Nguồn cung tăng với mức cân bằng giữa lượng cung và cầu thì thị trường bất động sản ở mức ổn định.
Tuy nhiên, khi lượng cung tăng lên quá nhiều thì đây sẽ là gánh nặng đối với thị trường bất động sản. Hướng kịch bản này nhiều khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp bất động sản. Nguồn cung dư thừa, buộc doanh nghiệp phải bán theo cơ chế thị trường.
Thị trường bất động sản bị ế ẩm
Với 2 kịch bản trên, vậy doanh nghiệp phải làm gì để đón đầu? Câu trả lời sẽ được các chuyên gia đánh giá ở phần tiếp theo của bài viết.
Dịch bệnh thực sự là thách thức đối với thị trường bất động sản. Các mặt hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ. Các khâu quảng bá, tiếp thị, bán hàng của doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn. Doanh thu sụt giảm, chi phí đầu tư, vốn, lãi, nguyên vật liệu, nợ xấu… tăng nhanh. Điều này khiến doanh nghiệp bị thua lỗ và nguy cơ phá sản rất có thể xảy ra ở tương lai gần.
Cải tổ, thay đổi hình thức quảng bá, môi giới bất động sản
Trước tình hình này, hiệp hội bất động sản khuyến nghị giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trước mặt để vượt qua giai đoạn này. Cụ thể :
Ông cha ta thường có câu: «Trong cái khó sẽ ló cái khôn » đúng không các bạn? Với bối cảnh hiện tại, đây thực sự vừa là thời cơ và cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những chia sẻ trên, hy vọng sẽ là những tư vấn bổ ích giúp doanh nghiệp bất động sản cải thiện được khó khăn trước mắt.
>>> Nhà đầu tư BĐS lạc quan trong khó khăn thách thức như nào?