Đăng bởi Cao Kỳ Duyên

Các nguyên tắc định hướng thiết kế cảnh quan đô thị

Trong thiết kế cảnh quan có rất nhiều nguyên tắc, tùy vào từng trường hợp khác nhau mà chúng ta sẽ áp dụng những nguyên tắc khác nhau. Vậy bạn đã biết nguyên tắc thiết kế cảnh quan là gì chưa? Hãy cùng Grating Phúc An tìm hiểu những nguyên tắc được mọi người áp dụng phổ biến nhất hiện nay nhé!

Tính thống nhất 

Nguyên tắc thứ nhất trong 7 nguyên tắc thiết kế cảnh quan cơ bản đó là tính thống nhất. Khi thực hiện thiết kế cảnh quan chúng ta nên tạo ra được tính thống nhất cho các yếu tố như màu sắc, kiểu dáng, kích thước, chiều cao, cấu trúc,… Từ đó chúng ta tạo ra cho những yếu tố một sự nhất quán, dần dần sẽ tạo ra được phong cách định hình chung cho cả bầu không gian cảnh quan.

Thiết kế cảnh quan đô thị

Thiết kế cảnh quan đô thị

Tính đơn giản hóa

Đơn giản được xem là một đặc tính cơ bản nhưng lại hiệu quả nhất trong thiết kế cảnh quan. Có một câu danh ngôn về tính đơn giản là “Simple is the best”. Sự đơn giản sẽ giúp cho người quan sát, người cảm nhận có thể cảm thụ được một cách dễ dàng và rõ rệt nhất về nghệ thuật, không gian mà bạn đang muốn tạo ra. Áp dụng tính đơn giản hóa vào thiết kế, nghệ thuật là một cách hữu hiệu để tạo điểm nhấn.

Chuyển tiếp tự nhiên

Chuyển tiếp tự nhiên là nguyên tắc, tiêu chuẩn thiết kế cảnh quan giúp chúng ta tránh được sử chuyển biến đột ngột của cảnh quan được thiết kế, dẫn dắt chúng ta cảm nhận được sự chuyển hóa từ từ của bầu không gian một cách chuyên nghiệp. Sự chuyển tiếp tự nhiên có thể được thể hiện qua chiều cao, tông màu, cầu trúc, kích thước của cấu trúc không gian, vật trang trí,…

Cảnh quan đô thị

Cảnh quan đô thị

Tính cân bằng

Tính cần bằng dường như là nguyên tắc được áp dụng hầu hết trong nhiều việc khác nhau chứ không chỉ thiết kế cảnh quan. Mọi chuyện đều cần phải được cân bằng tuyệt đối thì mới có thể tạo ra được sự bền vững. Cụ thể ở đây chúng ta sẽ có hai loại cân bằng:

Cân bằng đối xứng

Tất cả mọi thứ trong thiết kế từ cấu trúc, bố cục, các yếu tố màu sắc, kích thước,… đều được chia đồng đều để tạo ra sự đối xứng trong thiết kế. Bạn cứ tưởng tượng mình đứng giữa sân vườn, hai mặt của khu vườn hoàn toàn trái ngược nhau nhưng lại được đối rất xứng cân bằng. Điều này cho ta cảm thấy sự ổn định và bền vững, trật tự.

Nguyên tắc thiết kế cảnh quan

Nguyên tắc thiết kế cảnh quan

Cân bằng không đối xứng

Tính cân bằng không đối xứng này cũng được áp dụng phổ biến khi thiết kế cảnh quan. Nhưng nếu chúng ta hiểu đơn giản thì đây có thể coi là không cần bằng, do không có nhiều sự lặp đi lặp lại về nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đây lại là ưu điểm của cân bằng không đối xứng. Thiết kế cảnh quan cân bằng không đối xứng tạo ra sự tự do, trừu tượng phong phú và khi ta nhận ra được một sự cân bằng nhưng không hề đối xứng thì sẽ đem lại cảm giác rất thú vị.

Màu sắc:

Màu sắc là nguyên tắc cơ bản nhất trong tất cả những nguyên tắc thiết kế cảnh quan. Chúng ta cần phải biết cách phối hợp giữa những tông màu ấm, lạnh, trung tính. Từ đó tạo ra được chủ đề riêng, nét quyến rũ và sự riêng biệt cho cả một bầu không khí. Và mỗi một màu sắc có ý nghĩa riêng của nó, chúng ta có thể dùng màu sắc để truyền tải thông điệp nào đó đến mọi người.

Cảnh quan đô thị hấp dẫn

Cảnh quan đô thị hấp dẫn

Grating Phúc An đã tổng hợp được 7 nguyên tắc thiết kế cảnh quan cơ bản, được áp dụng nhiều nhất ở bài viết trên. Mong rằng các bạn có thể sử dụng những thông tin mà mình đã đem lại.

>>>  Đơn giá thiết kế cảnh quan và những yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá