Đăng bởi Cao Kỳ Duyên

Công trình hết hạn bảo hành – Trách nhiệm thuộc về ai?

Công trình mỗi khi xây dựng xong đưa vào sử dụng trong một thời gian sẽ bị xuống cấp. Nhiều công trình xảy ra tình trạng hư hỏng, rạn nứt ảnh hưởng đến mỹ quan. Đồng thời tác động đến sự an toàn khi sử dụng. Vì thế việc xác định trách nhiệm của người thi công để khắc phục, sửa chữa công trình rất cần thiết. Vậy khi công trình hết hạn bảo hành ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Công trình sau khi sử dụng sẽ bị xuống cấp, hư hỏng

Công trình sau khi sử dụng sẽ bị xuống cấp, hư hỏng

Thời gian bảo hành công trình xây dựng khi thi công 

Thực tế đã cho thấy, nhiều công trình vận hành, sử dụng nếu không được tu sửa sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Đó không chỉ là sự xuống cấp công trình mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác. Vậy thời gian bảo hành được quy định là bao nhiêu?

Trên thực tế các công trình xây dựng cần cải tạo được tính kể từ khi nghiệm thu. Tùy vào từng công trình mà thời gian bảo hành sẽ khác nhau. Căn cứ theo khoản 1 và 2 điều 31 nghị định 46  thời gian cụ thể bảo hành sẽ chia làm 3 phân khúc.

Đầu tiên là cho công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấp I. Đây có thể là công trình điện hạt nhân, trường đại học, cao đẳng hơn 8000 người, cầu phao hơn 3000 xe/ngày đêm,…Thời gian bảo hành kể từ khi sử dụng là không ít hơn 24 tháng.

Thời gian bảo hành công trình tùy vào phân khúc công trình

Thời gian bảo hành công trình tùy vào phân khúc công trình

Tiếp đến là thời gian bảo hành dành cho công trình, hạng mục công trình cấp còn lại. Ví dụ như đường ô tô tốc độ 60 đến 80km/h, kho lưu động, cơ sở hỏa táng,…Thời gian bảo hành không ít hơn 12 tháng.

Riêng đối với nhà ở thì thời gian bảo hành sẽ theo quy định pháp luật mà nhà ở đưa ra theo luật xây dựng 2014. Trong đó với nhà chung cư thời gian theo quy định bảo hành thấp nhất là 60 tháng. Còn riêng với nhà riêng lẻ thì thời gian tối thiểu 24 tháng.

Đối tượng có trách nhiệm khi công trình hết hạn bảo hành

 Thông thường nếu đến thời gian bảo hành cá nhân,  tổ chức chịu trách nhiệm không bảo hành sẽ bị xử phạt. Vậy công trình hết hạn bảo hành đối tượng chịu trách nhiệm là ai? Trên thực tế việc bảo hành công trình được đặt ra cho người phát triển công trình và đối tượng tham gia thi công. Theo đó:

Công trình hết hạn bảo hành do 2 đối tượng thi công, phát triển công trình chịu trách nhiệm

Công trình hết hạn bảo hành do 2 đối tượng thi công, phát triển công trình chịu trách nhiệm

Trách nhiệm bảo hành công trình của chủ đầu tư, đơn vị quản lý

Chủ đầu tư, người quản lý cần làm đúng các quy trình bảo hành, bảo trì xây dựng. Bởi công trình xây dựng là sự  thỏa thuận giữa các bên. Nếu chủ đầu tư, người dùng, quản lý không tuân thủ khi sử dụng làm cong trình xuống cấp sẽ tác động đến 2 bên.

Do đó chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra việc bảo hành của nhà thầu. Sau khi nhận được báo cáo từ nhà thầu, chủ đầu tư phải nghiệm thu đúng quy định. Đồng thời lập văn bản gửi đến các nhà thầu.

Trách nhiệm bảo hành công trình của nhà thầu xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị công trình

Công trình xuống cấp nếu không được bảo dưỡng sẽ chịu sự xử phát từ cơ quan thẩm quyền

Công trình xuống cấp nếu không được bảo dưỡng sẽ chịu sự xử phát từ cơ quan thẩm quyền

 Đơn vị quản lý và chủ đầu tư là người có trách nhiệm trực tiếp thi công, cung ứng thiết bị và các hạng mục khác. Những đối tượng này có nhiệm vụ thực hiện đúng quy định về bảo hành, bảo trì công trình. Sau khi xác định xong, đối tượng có trách nhiệm phải lập biên bản nghiệm thu công trình. Và phải gửi biên bản xác nhận đến nhà thầu để họ trực tiếp kiểm tra và thực hành.

Chính vì thế khi công trình hết hạn bảo hành sẽ được phân chia theo từng đối tượng mà việc xử lý sẽ khác nhau.

Vậy công trình hết hạn bảo hành ai là người chịu trách nhiệm? Grating Phúc An vừa giải đáp vấn đề này giúp bạn. Chắc hẳn giờ đây bạn đã biết được đáp án chính xác rồi nhỉ. 

>>>  Luật xây dựng sửa đổi bổ sung 51 điều gì trong luật xây dựng 2014