Đăng bởi Ahihi

Đầu tư 60 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam có nên hay không?

Hiện nay, nhiều tỉ lệ người tham gia di chuyển bằng đường sắt đang giảm sút một cách đáng kể. Vì sao vậy? Đơn giản vì lượng xe khách và máy bay đang đang trở thành một phương tiện khá phổ biến. Khi mà máy bay đi nhanh hơn rất nhiều còn xe khách thường sẽ rẻ hơn cũng như có chỗ nằm nghỉ ngơi nếu đi đường xa.
đường sắt bắc nam

Để thay đổi tương lai cho ngành đường sắt, từ nay đến năm 2020 không chỉ nâng cấp các tuyến đường sắt mà Bộ trưởng bộ GTVT còn cho biết thêm cần phải lên kế hoạch xây dựng thêm tuyến đường sắt mới trong tương lai với vận tốc đạt từ 200 – 350 km/h để phục vụ nhu cầu đi lại cũng như  công việc vận chuyển của mọi người.

Đầu tư 60 tỷ USD làm đường sắt cao tốc

Theo Tấm Grating Phúc An được biết, báo cáo ngày 28/8 về dự án đường sắt tốc độ cao, tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS cho biết, nếu dự án hoàn thành đúng thời gian đề ra thì đến năm 2030 cả nước sẽ có khoảng 1.97 triệu hành khách/ngày và có thể vận chuyển đến 2,8 tấn hàng hóa trên khung đường Bắc – Nam.

Theo phương án kế hoạch ban đầu đưa ra thì tuyến đường sắt cao tốc mới này sẽ có chiều dài hơn 1.545km. Với các phân kỳ được phân chia thành các đoạn như sau: Hà Nội – Vinh dài 285km, Vinh – Nha Trang 896km, Nha Trang – TP.HCM 364km.

Trong đó, tổng mức đầu tư vào khoảng 58,71 tỷ USD. Với đoạn từ Hà Nội – Vinh vào khoảng 10,83 tỷ USD, Vinh – Nha Trang 34,05 tỷ USD, Nha Trang – TP.HCM 13,83 tỷ USD.

Ban đầu nếu chỉ khai thác tốc độ với vận tốc từ 160 – 200 km/h thì thị phần khách giữa Hà Nội – Nha Trang chỉ đạt khoảng 2,7%. Tuy nhiên, nếu đạt được đến tốc độ 350km/h thì thị phần có thể tăng lên đến 14%. Nếu đạt đến 350km/h chắc chắn ngành đường sắt có thể cạnh tranh được với ngành hàng không.

cao tốc bắc nam

Tuy nhiên, theo kế hoạch như vậy thì việc xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn vì cần khổ đường 1.435mm đường đôi. Trên khung đường phải có 23 ga tàu cùng 5 khu depot bảo dưỡng, sửa chữa tàu. Trên khung đường đi dự kiến đi qua khoảng 60% đi trên cầu đường bộ, 10% qua hầm và 30% đi trên mặt đất có rào chắn không bị giao cắt.

Phương án này nếu được đưa vào thực hiện sẽ cho thử nghiệm vào năm 2028 – 2029, và đưa vào khai thác vào năm 2040 – 2045.

Với đề xuất nêu trên, Ông Nguyễn Ngọc Long – Phó chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường nhận thấy việc chia dự án như vậy là chưa hợp lý, cần phải chia nhỏ hơn nữa để có thể đảm bảo tốt hơn. Bên cạnh đó, ông còn cho biết thêm: “Dự án đường sắt tốc độ Bắc – Nam sẽ khó thu hồi vốn, nhưng nhà đầu tư sẽ tính hiệu quả nên cần phải bóc tách. Về hạ tầng, Nhà nước phải đầu tư, phần còn lại sẽ hướng đến tư nhân.

>>> Việt Nam bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư mà sửa mãi không xong cầu Thăng Long

Vậy, việc đầu tư 60 tỷ vào dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam là nên hay không? Các bạn cùng cho ý kiến bên dưới nhé.

Xem thêm: