Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Phúc An |
Số 22, ngách 64/37 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Năm 2019 là một năm “không tốt” với thị trường toàn cầu nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng khi tỷ lệ tăng trưởng rất chậm chạp. Mở cánh cửa năm 2020, tăng trưởng sắt thép được dự báo nằm trong khoảng 6 – 8%. Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia, năm 2020 vẫn là một thử thách khi ngành thép đã và đang gặp phải nhiều khó khăn. Vậy những khó khăn này là gì?
Theo nhiều cuộc nghiên cứu về tình hình phát triển của ngành thép năm 2019, Công ty CP Chứng khoán SSI cho biết sau năm 2018 với mức tăng trưởng lạc quan với sản lượng thành phẩm đạt 10%.
Thậm chí, 4 tháng đầu năm 2019 vẫn duy trì ở mức ổn định và tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Do những dự án và các chính sách cổ vũ đại lý tích lũy hàng tồn kho nên lượng tiêu thụ thép trong nước tăng đến 15% vào 4 tháng đầu cùng năm.
Khó khăn của ngành thép trong 2020
Tuy nhiên vào 7 tháng sau, nhu cầu tiêu thụ lại giảm đáng kể và tổng sản lượng tiêu thụ lại không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái. Ở trong nước, sản lượng tiêu thụ thép vẫn tăng 3,5%
Người đứng đầu của SSI cho biết, do xu hướng và nhu cầu thế giới giảm nên giá thép cũng giảm. Điều này khiến một số công ty sản xuất thép xây dựng đối mặt với tình trạng thua lỗ. Giá thép giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ lợi nhuận của các công ty sản xuất thép ở nước ta. Một số công ty đã phải cắt giảm sản lượng để có thể tồn tại trên thị trường.
Ngành thép có tốc độ tăng trưởng chậm
Phát biểu về tình hình kinh doanh, sản xuất của các công ty thép trong năm 2019 vừa qua, VSA đánh giá rằng, khi năm 2019 kết thúc, nhiều công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cánh cửa 2020 sẽ mở ra nhiều thách thức, khó khăn mà bắt buộc những doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục đối mặt. Nguyên nhân xuất phát từ việc dư thừa công suất ngày càng nhiều ở nội địa, sự gia tăng của chính sách bảo hộ, ảnh hưởng của thương mại quốc tế không chỉ diễn ra ở Hoa Kỳ mà còn ở nhiều quốc gia lớn khác.
Tình hình của ngành thép
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc phát triển nguồn đầu tư vào lĩnh vực này ở các nước Đông Nam Á đã dẫn đến việc khối lượng thép trong ngành ngày càng gia tăng. Điều này sẽ khiến thị trường sắt thép của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thử thách hơn khi mà lượng cạnh tranh xảy ra ngày càng nhiều ở các nước khác.
Lãnh đạo VSA dự báo rằng vào năm 2020, ngành thép vẫn không có dấu hiệu nào tích cực về tăng giá. Thậm chí lượng tiêu thụ vẫn còn ở mức thấp do dư thừa nhiều và nhu cầu thì vẫn còn ít.
Trong khi đó, SSI cho rằng trong năm 2020, lượng tiêu thụ thép vẫn khó có thể được phục hồi như trước. Ước tính sản lượng tiêu thụ của ngành vẫn sẽ nằm ở mức thấp (5-7%) ở năm 2020 do đầu tư công chậm và thị trường bất động sản vẫn còn trì trệ, chưa có biến đổi tích cực.
Ngành thép có nhiều cạnh tranh
Theo đó, sức ép cạnh tranh của ngành sẽ gia tăng do tổng công suất thép xây dựng được dự đoán tăng 15%, đến từ Nhà máy Khu liên hợp gang thép Nghi Sơn và Khu liên hợp thép Dung Quốc của Hòa Phát với công suất lần lượt là 500 nghìn tấn và 2 triệu tấn.
Tuy nhiên, một nguyên nhân của việc gia tăng công suất chính là để bù đắp cho việc một số dây chuyền sản xuất không còn mở cửa. Chẳng hạn như ở miền Nam có Posco SS với công suất 500 nghìn tấn/ năm đã đóng cửa.
Trên đây là những khó khăn mà ngành thép phải đối mặt vào năm 2020. Để theo dõi những thông tin khác về ngành thép, bạn đọc có thể vào trang của Grating Phúc An để cập nhật tình hình nhé!