Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Phúc An |
Số 22, ngách 64/37 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Đông Nam Á được xem là thị trường tiêu thụ sắt thép lớn nhất của Việt Nam. Chiếm tới 57,6% trong tổng lượng xuất khẩu sắt thép.
Theo báo cáo trong 8 tháng đầu năm 2018 thì tỷ lệ xuất khẩu sắt thép tăng mạnh lên đến 41% tương đương với 4,05 triệu tấn hay 2,99 tỷ USD tăng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt trong tháng 8/2018 vừa qua thì tỷ lệ xuất khẩu tăng khoảng 14% so với tháng 8/2017.
Được xem là thị trường tiêu thụ sắt thép nhiều nhất, các quốc gia Đông Nam Á đang nhập khẩu ngày càng nhiều sắt thép của Việt Nam. Trong đó quốc gia nhập khẩu nhiều nhất phải kể đến Campuchia với 34,9% số lượng sắt thép mà Việt Nam xuất khẩu sang Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng nhập khẩu sắt thép khá nhiều tại Việt Nam phải kể đến Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philipines,…
Các quốc gia này cần lượng lớn sắt thép cho công trình nhưng việc sản xuất trong nước là không đủ. Vì vậy, lượng nhập khẩu sắt thép là rất lớn. Đây là các thị trường tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Ngoài các quốc gia Đông Nam Á, thì thị trường sắt thép Việt Nam còn xuất khẩu sang nhiều nước khác. Xếp sau Đông Nam Á phải kể đến thị trường Mỹ. Ngoài ra, việc xuất khẩu sang thị trường các nước EU tăng khá mạnh 65% tương đương với 364.408 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, tại các thị trường như Thụy sỹ, Tây Ban Nha, Australia, Pakistan,…. thì giảm mạnh với tốc độ sụt giảm từ 30% – 95% so với năm ngoái.
Theo báo cáo thống kê được đưa ra, thì chưa đầy một tháng xuất khẩu thép đã phải đối mặt với phòng vệ thương mại. Với các vụ khởi kiện liên tục từ 7 thị trường. Trong đó, đối với thị trường sắt thép có đến 37 vụ kiện về vấn đề bán phá giá, hay các vụ kiện về lẩn tránh thuế, chống trợ cấp.
Do thị trường sắt thép Việt Nam đang tăng trưởng khá nhanh nên bị các nước chú ý. Vì thế, các chuyên gia kinh tế đã có những khuyến cáo cho các doanh nghiệp sắt thép lưu ý đó là đối với những doanh nghiệp đã và đang có ý định xuất khẩu thì nên có hiểu biết hơn về thương mại quốc tế. Tránh tập trung xuất khẩu vào một loại thị trường khiến kim ngạch xuất khẩu gia tăng đột biến. Từ đó nước nhập khẩu có cái cớ để khởi kiện.
Trên đây là các thông tin về thị trường xuất khẩu thép trong thời gian vừa qua. Còn đối với thị trường trong nước dự báo trong tháng 9 thị trường sắt thép sẽ ở mức ổn định. Vì sao lại như thế. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây: